TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA CÁ NHÂN VỚI TỔ CHỨC
1/ Về cơ sở pháp lý:
– Luật đất đai 2013.
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật đất đai.
2/ Tranh chấp:
Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2.Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây.
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3.Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4.Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”
Trong trường hợp này, tranh chấp đất đai xảy ra khi các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Bởi nếu cá nhân hoặc tổ chức có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ không thể xảy ra tranh chấp được.
Theo đó, bất kì là cá nhân hay tổ chức có tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất thì cần phải nộp đơn lên UBND tỉnh nơi có đất tranh chấp xảy ra. Tổ chức này có thể là các doanh nghiệp, công ty, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức khác có quyền liên quan đến đất đang tranh chấp với cá nhân. Sau khi nộp đơn lên UBND, thì cần thực hiện theo các hướng dẫn của UBND theo thủ tục đã được pháp luật quy định.
Việc giải quyết trong trường hợp này được dựa trên các căn cứ như sau: chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất; ý kiến của hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã; thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất…
Tuy nhiên, trước khi gửi đơn yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết các bên tranh chấp có quyền chủ động gặp gỡ để tự hòa giải, nếu không hòa giải được thì thông qua hòa giải ở cơ sở để giải quyết. Và chỉ khi một hoặc các bên không nhất trí được với nhau thì vụ việc mới được tiến hành giải quyết theo quy trình nêu trên.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT THỊNH VƯỢNG – PROLAW FIRM
Địa chỉ 1: Villa 80/29 Ba Vân, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ 2: 35/1 Vũ Huy Tấn, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 3510 0313
Hotline luật sư: 0908 22 50 66
Email: luatsuquangvu@gmail.com
Website: www.prolaw.com.vn hoặc www.luatthinhvuong.com