TRANH CHẤP VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA VỢ, CHỒNG SAU KHI LY HÔN
Quyền yêu cầu cấp dưỡng là quyền yêu cầu hỗ trợ vật chất để đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của người có quyền. Suy cho cùng, việc xây dựng chế định quyền yêu cầu cấp dưỡng dựa trên các quyền cơ bản của con người: sinh ra và còn sống, mỗi ngườìi đều có quyền sống và xã hội phải tạo điều kiện thuận lợi cho con người thực hiện quyền sống của mình; một trong những điều kiện vật chất sơ cấp của sự sống là có cái gì đó để ăn, để mặc, để ở,...
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ với con:
Điều 110 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
2. Quyền yêu cầu cấp dưỡng
Quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con:
Điều 119 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Sau khi ly hôn, người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Quyền yêu cầu cấp dưỡng giữa vợ và chồng:
Điều 115 Luật Hôn nhân gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:
Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
3. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng
Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Về phương thức cấp dưỡng, Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy đinh:
“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.
4. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
Theo quy định tại Điều 118 Luật hôn nhân gia đinh thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau:
· Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
· Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
· Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
· Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
· Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
· Trường hợp khác theo quy định của luật.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT THỊNH VƯỢNG – PROLAW FIRM
Địa chỉ 1: Villa 80/29 Ba Vân, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ 2: 35/1 Vũ Huy Tấn, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 3510 0313
Hotline luật sư: 0908 22 50 66
Email: luatsuquangvu@gmail.com
Website: www.prolaw.com.vn hoặc www.luatthinhvuong.com